x

Đăng nhập

Comming soon...

Phim chiếu rạp

Bom tấn

Phim live-action dạo này bất ổn ghê: Gấu Pooh kinh dị, Barbie bóng bẩy

Salonpas 09:35 - 09/07/2022

Hoạt hình từ lâu đã “xâm chiếm” vào thị trường điện ảnh với mức độ phủ sóng cực rộng. Điều đó khiến thể loại này hiển nhiên trở nên màu mỡ và thu hút các nhà làm phim, đặc biệt thời gian gần đây lại nở rộ lên xu hướng làm live-action từ các bộ hoạt hình đình đám.

Nhưng live-action cũng có “loại this loại that”, có những bản đã nâng tầm được tác phẩm gốc của mình và được nhiều người đón nhận. Bên cạnh đó cũng không ít tác phẩm “xui rủi” vì vô tình làm xấu đi hình tượng trong trẻo đáng có của nguyên bản. Điển hình phải kể đến bộ 3 chuyển thể live-action “lạ lắm à nghen” thời gian gần đây.

1. Winnie The Pooh: Blood And Honey

Là bộ phim được chuyển thể từ tựa sách cùng tên của A.A Milne sau khi bản quyền của sách được “nới lỏng” với phạm vi cộng đồng. Khác với hình tượng trong trẻo đáng yêu của gấu Pooh trong ký ức tuổi thơ, Winnie The Pooh: Blood And Honey lại là một bản kinh dị đầy đen tối về chú gấu mũm mĩm này.

Bộ phim kể về bối cảnh sau khi cậu chủ đi học đại học, gấu vàng Pooh cùng hai người bạn lợn Piglet và lừa Eeyore dần biến chất và trở nên tàn bạo hơn. Không còn được nuôi dưỡng, chúng lại khôi phục bản năng hoang dã của động vật và thậm chí còn biết đến hận thù. Từ đó, Pooh cùng bạn mình đã có những hành động không tốt đẹp với đồng loại và cả con người.

  >>> Xem thêm: Trailer Sát Thủ Nhân Tạo 2: Lee Jong Suk chiếm trọn tâm điểm

Việc “đáng sợ hóa” hình ảnh đại chúng của tuổi thơ không chỉ khiến mình mà còn hàng loạt khá giản mất thiện cảm dù bộ phim chỉ mới tung ra những hình ảnh, thông tin đầu tiên. Vốn quen thuộc với một chú gấu vàng hiền lành, chan hòa nhưng bỗng dưng hình tượng đáng yêu đó lại bị cải tiến đến mức hãi hùng như vậy thì mình thật sự không ủng hộ hướng đi “phá hủy” tuổi thơ như vậy của Winnie The Pooh: Blood And Honey.

2. Barbie

Là một văn hóa đại chúng nổi tiếng hàng đầu thế giới bao đời nay, Barbie chính là tuổi thơ của bao người không chỉ ở bản phim hoạt hình mà còn ở những chiếc búp bê xinh đẹp mà hầu như bé gái nào cũng sở hữu.

Những thông tin ban đầu về việc có một bản live-action của tác phẩm này đã đặt ra trong mình nhiều niềm hứng khởi, đặt biệt là hai ngôi sao đình đám thủ vai chính cho cặp búp bê Barbie và Ken là Margot Robbie và Ryan Gosling.

Nhưng trái lại những hào hứng đó, hình ảnh bóng bẩy của Ken (Ryan Gosling) – một trong hai nhân vật chính của bộ phim Barbie lần này lại là thứ khiến mình phải e dè “quay xe”. Dù với thân hình rắn chắc cùng gương mặt lãng tử, tài tử Lalalan vẫn hiện lên nữ tính quá mức so với hình tượng búp bê Ken nguyên bản.

Dù được tên tuổi của nữ đạo diễn Greta Gerwig cầm trịch nhưng với những hình ảnh có phần cường điệu hóa mà Barbie live-action mang lại thì mình cũng có lòng tin khá yếu ớt về sự thành công của bộ phim.

Tạo hình của "bom sex đương đại" Margot Robbie trong Búp bê Barbie bản  live-action

3. The Little Mermaid

Là sản phẩm tiếp theo được chuyển thể thành live-action của nhà Disney, câu chuyện về nhân vật nàng tiên cá của The Little Mermaid lập tức tạo nên một cơn sốt trên tất cả các diễn đàn.

Bên cạnh đó, thông tin về nhân vật chính Ariel do Halle Bailey – một ca sĩ, diễn viên người da màu cũng gây chú ý không kém. Theo như nguyên tác trong phim hoạt hình trước đó, Ariel được biết đến là một nàng tiên da trắng nên sự “đổi màu da” bất chợt của Disney đã gây ra một làn sóng tranh cãi dữ dội.

Riêng mình thì màu da không phải là vấn đề quá lớn, nhưng thứ khiến mình hơi khó hiểu ở đây chính là những trang phục lôi thôi trong một chiếc “bao bố” của Ariel bên cạnh một chiếc xe chở hàng. Theo mình nhớ không lầm thì đây chính là phân cảnh nàng tiên cá đổi lấy đôi chân – một trong những chi tiết đắc giá nhất của bộ phim nhưng lại không được được đầu tư chỉn chu như cách xuất hiện trong trẻo của nàng tiên trong bản hoạt hình.

  >>> Xem thêm: Sát Thủ Nhân Tạo 2: Không quá tệ nhưng "lép vế" phần 1 về mọi mặt

Những bản live-action kia nhìn chung đã có một bước đầu khá “trắc trở”, bạn có tò mò “hình hài” hoàn thiện của nó sẽ như thế nào không, hãy để lại bình luận bên dưới nhé. 

* Bài viết của Salonpas chia sẻ tại box Phim bom tấn

Nếu bạn là người đam mê Phim Âu Mỹ và loạt tác phẩm live-action , mời bạn bấm vào đây để đăng bài trao đổi bàn luận cùng mọi người.

Bạn cần tìm thông tin dữ liệu và đọc review về phim Barbie (Búp Bê Barbie)? Hãy truy cập vào DAN Wiki để có tất tần tật những nội dung bạn cần đấy: bấm vào đây

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Công tử Bạc Liêu: Hiện tượng sống nửa đầu thế kỉ 20

Phim Công Tử Bạc Liêu của đạo diễn Lý Minh Thắng mượn nhân vật có thật để nói về tinh thần và những khát vọng của người Việt cách đây 100 năm.

Ba người phụ nữ trong Cô dâu hào môn: Mỗi cây mỗi hoa, bà nào cũng khổ

Ba nhân vật của Lê Giang, NSND Hồng Vân và Thu Trang đều có những góc khuất khó giãi bày trong phim điện ảnh Cô dâu hào môn.

Những bậc phụ huynh hết lòng vì con cái trong phim Cô Dâu Hào Môn

Những ông bố, bà mẹ trong phim Cô dâu hào môn sẵn sàng làm mọi thứ để khiến con mình hạnh phúc. Kiều Minh Tuấn, Thu Trang, Lê Giang đã khắc họa thành công.

Chất liệu dân gian trong phim Cám: Đột phá đến từ nhân vật thằng Bờm

Phim Cám, dị bản kinh dị của Tấm Cám vận dụng thành công những chất liệu dân gian quen thuộc và gần gũi, nhưng cải biên theo hướng mới mẻ, sáng tạo hơn

Trải nghiệm độc lạ mùa Giáng sinh cùng trò chơi ma sói trong Kẻ Ăn Hồn

Trò chơi quen thuộc ma sói nay đã được mang lên màn ảnh rộng cùng Kẻ Ăn Hồn. Đừng bỏ qua bộ phim hấp dẫn này nếu bạn cũng là một tín đồ của ma sói.

Yếu tố kinh dị trong Kẻ Ăn Hồn: Đáng sợ và đậm chất phương Đông

Bộ phim điện ảnh Kẻ Ăn Hồn sử dụng nhiều chất liệu dân gian để nhấn mạnh đến yếu tố kinh dị - tâm linh, khiến khán giả cảm thấy tương đối hài lòng.