x

Đăng nhập

Comming soon...

Phim chiếu rạp

Hàn

Tổng kết Thủy Chiến Đảo Hansan: Doanh thu thụt lùi so với phần đầu

Lọ Lem 12:35 - 18/09/2022

Mình thấy mặc dù Thủy Chiến Đảo Hansan: Rồng Trỗi Dậy có thể được xem như một bước tiến về mặt kỹ xảo và cách làm phim bom tấn lịch sử của Hàn Quốc nhưng lại là một bước lùi về mặt doanh thu so với siêu phẩm ra mắt trước đó 8 năm về vị danh tướng lẫy lừng Yi Sun Shin - Đại Thủy Chiến. 

Thủy Chiến Đảo Hansan: Rồng Trỗi Dậy kể về cuộc chiến cứu cả đất nước Hàn Quốc trước bờ vực của sự tàn lụi dưới sự chỉ huy của danh tướng Yi Sun Shin và lực lượng hải quân thời Joseon khi bị quân đội Nhật Bản tấn công. Bộ phim được xem là tiền truyện của bom tấn Hàn Quốc có doanh thu cao nhất mọi thời đại - Đại Thủy Chiến. 

Thủy Chiến Đảo Hansan: Rồng Trỗi Dậy lấy bối cảnh năm 1952, khi đó, đội quân Nhật Bản do chủ công Wakisaka chỉ huy đang đánh chiếm thành trì Busan của Hàn Quốc và chiếm thế thượng phong trong trận địa Sacheon. Trước tình hình nguy cấp, Yi Sun Shin đã bình tĩnh tìm ra chiến lược để xoay chuyển cục diện và mang về chiến thắng áp đảo cho đội quân Hàn Quốc trong trận chiến quyết định ở đảo Hansan.

Đánh giá doanh thu

Dù cho được kỳ vọng là một bom tấn lịch sử nối dài sự thắng lợi doanh thu của Đại Thủy Chiến nhưng mình thấy lần “ra quân” của Thủy Chiến Đảo Hansan: Rồng Trỗi Dậy không mang về kết quả tích cực về mặt doanh thu cho lắm. Nếu Đại Thủy Chiến được đánh giá là bộ phim lập kỷ lục về doanh thu của Hàn Quốc về dòng phim lịch sử khi thu về hơn 112 triệu USD thì Thủy Chiến Đảo Hansan: Rồng Trỗi Dậy chỉ dừng lại ở con số 52 triệu USD (tính đến ngày 14/09/2022), chưa bằng một nửa bộ phim trước đó.

52 triệu USD được mình quy đổi từ 73 tỷ won (73.529.830.285 won) ở phòng vé Mojo - Hàn Quốc. Con số này là tổng doanh thu ở phòng vé trong và ngoài nước từ khi công chiếu bộ phim Thủy Chiến Đảo Hansan: Rồng Trỗi Dậy.

Riêng ở phòng vé Việt, Thủy Chiến Đảo Hansan: Rồng Trỗi Dậy chỉ mang về hơn 1,43 tỷ VND. Mình thấy mặc dù nhận được rất nhiều lời khen ngợi từ giới phê bình chuyên môn lẫn khán giả xem phim, Thủy Chiến Đảo Hansan: Rồng Trỗi Dậy vẫn là một bộ phim rất kén người xem. Con số này cũng cho mình thấy một điều là khán giả Việt Nam vẫn còn một khoảng cách quá lớn với những bộ phim hành động, lịch sử. 

Theo như mình tìm hiểu, ê-kíp làm phim Thủy Chiến Đảo Hansan: Rồng Trỗi Dậy đã dành gần 10 năm để chuẩn bị tất cả mọi khâu từ lên kịch bản, tuyển chọn diễn viên... cho đến khi hoàn tất. Kinh phí đầu tư cho bom tấn này cũng thuộc dạng khủng - 23 tỷ won. 

Việc thu về hơn 73 tỷ won, mình thấy cũng là con số ấn tượng, ít nhất cũng đã hơn gấp ba chi phí sản xuất. Tuy nhiên, để bù vào những khoản chi khác và thiệt hại về mặt con người thì mình nghĩ cũng không quá dư dả.

Tuy nhiên, cùng là phim bom tấn lịch sử xen lẫn yếu tố hành động với quy mô ngợp trời đến từ Hàn Quốc, mình thấy nếu xét về doanh thu và sự đón nhận ở phòng vé Việt, Thủy Chiến Đảo Hansan: Rồng Trỗi Dậy trội hẳn so với Thoát Khỏi Mogadishu.

Thoát Khỏi Mogadishu chỉ mang về doanh thu hơn 639 triệu VND khi kết thúc vòng đời của mình tại rạp trong khi Thủy Chiến Đảo Hansan: Rồng Trỗi Dậy lại hơn gấp đôi con số đó. Được đánh giá chất lượng rất tốt từ giới phê bình chuyên môn nhưng mình thấy xét về mức độ đón nhận của khán giả tại Việt Nam, Thủy Chiến Đảo Hansan: Rồng Trỗi Dậy vẫn nhỉnh hơn so với Thoát Khỏi Mogadishu. 

Lý giải về doanh thu

Doanh thu tổng của Thủy Chiến Đảo Hansan: Rồng Trỗi Dậy theo như mình đánh giá là không quá tệ so với mặt bằng chung, chỉ là nếu đặt trong mối quan hệ tương quan với Đại Thủy Chiến, nó lại là một bước lùi. Con số này mình nghĩ một phần cũng là do có được sự bảo chứng về chất lượng nội dung của bom tấn ăn khách Đại Thủy Chiến trước đó. 

Ở phòng vé Việt Nam, Thủy Chiến Đảo Hansan: Rồng Trỗi Dậy cũng không có quá nhiều suất chiếu. Mình nghĩ điều này cũng phần nào làm giảm đi sự ưu tiên ra rạp xem phim. Thêm nữa là với thời kỳ mà những bộ phim thương mại lên ngôi, việc đưa ra quyết định ra rạp xem một bộ phim phác họa lại lịch sử với thời lượng 130 phút có vẻ là một điều khiến nhiều người cân nhắc. 

Đại Thủy Chiến

Tuy nhiên, việc Thủy Chiến Đảo Hansan: Rồng Trỗi Dậy có thể đạt được doanh thu hơn gấp đôi bom tấn hành động Thoát Khỏi Mogadishu ở phòng vé Việt là một điều đáng để lưu tâm. Mình nghĩ khán giả Việt Nam dễ dàng đón nhận Thủy Chiến Đảo Hansan: Rồng Trỗi Dậy hơn Thoát Khỏi Mogadishu là vì motif phim có vẻ quen thuộc hơn. Với mình thì việc tái hiện trận chiến trên biển đảo với lực lượng hoành tráng sẽ thú vị hơn là một cuộc nội chiến trên đất liền. 

Mặc dù cả hai bộ phim đều liên quan đến yếu tố chính trị nhưng mình thấy Thủy Chiến Đảo Hansan: Rồng Trỗi Dậy tập trung vào việc thể hiện quy mô, cho thấy sự dày công chuẩn bị và tái hiện trận chiến dài hơi trên biển hơn. Còn Thoát Khỏi Mogadishu đề cập khá nhiều đến chính trị nên mình nghĩ phần nào sẽ có phần khô khan hơn.

Thoát Khỏi Mogadishu

Điểm tốt

Điểm Thủy Chiến Đảo Hansan: Rồng Trỗi Dậy đã làm tốt, với mình chính là cho mình thấy được quy mô choáng ngợp của một trận chiến thực thụ. Một trận chiến hoành tráng với kỹ xảo tân tiến đã khiến mình cảm thấy vô cùng mãn nhãn về mặt hình ảnh của Thủy Chiến Đảo Hansan: Rồng Trỗi Dậy. 

Một bài viết trên DienAnh.Net đã dành lời khen ngợi cho kỹ xảo của phim: “Dường như Thủy Chiến Đảo Hansan: Rồng Trỗi Dậy không bỏ qua bất kì một cơ hội nào để phô diễn kỹ thuật tân tiến của mình. Từ phức tạp như khói tỏa ngập trời, khi hỏa lực công kích đến tạo ra sương mù trên biển, hay đi góc máy theo từng chuyển động của cung tên… đều cho mình cảm giác như đang tận mắt chứng kiến một cuộc thủy chiến khốc liệt và hỗn loạn.”

>>> Xem thêm: Thủy Chiến Đảo Hansan: Tái hiện trận chiến khốc liệt bằng kỹ xảo ổn áp

Yếu tố chiến thuật trong Thủy Chiến Đảo Hansan: Rồng Trỗi Dậy cũng là điểm cộng lớn tạo nên sức hút cho bộ phim. Zing News chia sẻ: “...trận Nhàn Sơn trên màn ảnh rộng gây ấn tượng mạnh khi chú trọng vào yếu tố chiến thuật. Đối với những ai yêu thích thể loại lịch sử/chiến tranh, thì việc Wakisaka dùng đội hình Ngư Lân để tốc chiến tốc thắng, áp sát thuyền chiến đối phương, hay cách Lý Thuấn Thần triển khai nhuần nhuyễn Hạc Dư trận (đội hình cánh hạc) để dẫn dụ quân Nhật vào bẫy đảm bảo sẽ làm họ thích thú.”

Cách kể chuyện của Thủy Chiến Đảo Hansan: Rồng Trỗi Dậy cũng làm tăng tính bí ẩn, lôi cuốn cho bộ phim. Một bài viết trên Koicine đã đề cập đến điều này: “Thủy Chiến Đảo Hansan: Rồng Trỗi Dậy (Hansan: Rising Dragon) bắt đầu với hướng đi khá thú vị, giống như một phim hành động gián điệp, khi cả hai phe đều gửi riêng gián điệp cài cắm vào bên đối thủ để thu thập thông tin về các kế hoạch và tiến trình của các cuộc tấn công.”

Điểm hạn chế

Điểm hạn chế lớn nhất và cũng gần như là duy nhất của Thủy Chiến Đảo Hansan: Rồng Trỗi Dậy, với mình chính là thể loại phim lịch sử vẫn chưa thể tiếp cận đến nhiều người vì những đặc thù khó điều chỉnh của nó. 

Trên DienAnh.Net, một ý kiến cho rằng: “Vì mang tính chất lịch sử nên phim cần có những phân đoạn để phổ cập kiến thức cho người xem. Và với những đoạn như thế này thì khá trầm và dễ khiến khán giả bỏ cuộc. Thủy Chiến Đảo Hansan: Rồng Trỗi Dậy cũng vậy, cũng có một đoạn đầu khá chậm và mình thấy đây là vấn đề nan giải nhất của bộ phim.

Với thời lượng tập trung chủ yếu vào trận chiến, bộ phim cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Một bài viết trên DienAnh.Net chia sẻ: “...có một vài chi tiết đưa ra nhưng vẫn chưa kịp làm rõ. Cụ thể, theo cảm nhận của mình chính là xung đột giữa đô đốc Kato và chủ công Wakisaka cùng lời tuyên bố sẽ trả thù của Kato.”

Một ý kiến trên Zing News cho rằng nhiều câu chuyện về nhân vật phụ còn bỏ ngỏ gây tiếc nuối: “Trái ngược cuộc đối đầu kịch tính giữa 2 vị chỉ huy Triều Tiên – Nhật Bản, dàn nhân vật phụ lẫn những tuyến truyện về họ thì khá mờ nhạt.”

Tổng kết

Thủy Chiến Đảo Hansan: Rồng Trỗi Dậy vẫn là một bộ phim lịch sử mang đến cho mình trải nghiệm cực kỳ ổn áp. Cách phim tái hiện quy mô tầm cỡ của trận chiến đã khiến mình thật sự nể phục sự kỳ công của ê-kíp làm phim. 

>>> Xem thêm: Giải mã chi tiết ở Thủy Chiến Đảo Hansan: Quy hạm lợi hại ra sao?

Doanh thu không quá vượt trội, nếu không muốn nói là thua xa bom tấn Đại Thủy Chiến thế nhưng mình nghĩ đây cũng là điều dễ hiểu vì rất khó để có được những thắng lợi liên tiếp cho những bộ phim mà cốt truyện không khác nhau mấy được. 

* Bài viết của Lọ Lem chia sẻ tại box Phim Hàn Quốc

Nếu bạn quan tâm đến tin tức mới nhất về những bộ phim sắp chiếu , mời bạn bấm vào đây để đăng bài trao đổi bàn luận cùng mọi người.

Bạn cần tìm thông tin dữ liệu và đọc review về phim Hansan: Rising Dragon (Thủy Chiến Đảo Hansan: Rồng Trỗi Dậy) ? Hãy truy cập vào DAN Wiki để có tất tần tật những nội dung bạn cần đấy: bấm vào đây

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Ba người phụ nữ trong Cô dâu hào môn: Mỗi cây mỗi hoa, bà nào cũng khổ

Ba nhân vật của Lê Giang, NSND Hồng Vân và Thu Trang đều có những góc khuất khó giãi bày trong phim điện ảnh Cô dâu hào môn.

Những bậc phụ huynh hết lòng vì con cái trong phim Cô Dâu Hào Môn

Những ông bố, bà mẹ trong phim Cô dâu hào môn sẵn sàng làm mọi thứ để khiến con mình hạnh phúc. Kiều Minh Tuấn, Thu Trang, Lê Giang đã khắc họa thành công.

Chất liệu dân gian trong phim Cám: Đột phá đến từ nhân vật thằng Bờm

Phim Cám, dị bản kinh dị của Tấm Cám vận dụng thành công những chất liệu dân gian quen thuộc và gần gũi, nhưng cải biên theo hướng mới mẻ, sáng tạo hơn

Trải nghiệm độc lạ mùa Giáng sinh cùng trò chơi ma sói trong Kẻ Ăn Hồn

Trò chơi quen thuộc ma sói nay đã được mang lên màn ảnh rộng cùng Kẻ Ăn Hồn. Đừng bỏ qua bộ phim hấp dẫn này nếu bạn cũng là một tín đồ của ma sói.

Yếu tố kinh dị trong Kẻ Ăn Hồn: Đáng sợ và đậm chất phương Đông

Bộ phim điện ảnh Kẻ Ăn Hồn sử dụng nhiều chất liệu dân gian để nhấn mạnh đến yếu tố kinh dị - tâm linh, khiến khán giả cảm thấy tương đối hài lòng.

Lan Phương bụng bầu 6 tháng, rạng rỡ trong ngày ra mắt phim Kẻ Ăn Hồn

Vượt qua nhiều vòng kiểm định chặt chẽ, Kẻ Ăn Hồn cũng đã chính thức được công chiếu tại các rạp trong toàn quốc, phục vụ những fan của dòng phim kinh dị.