x

Đăng nhập

Comming soon...

Phim chiếu rạp

Việt

Chuyện Ma Gần Nhà bắt tay Bẫy Ngọt Ngào: “Mùa phim Tết” thực sự là đây

Bé Ba khó tính 13:05 - 15/02/2022

Mỗi năm, dịp lễ tết như Tết Nguyên Đán, dịp 30/04 hay 2/9 là thời điểm khán giả thường dành nhiều thời gian đến rạp xem phim nên doanh thu phòng vé bùng nổ, lập nhiều thành tích kỷ lục. Cũng vì lẽ đó mà bỗng dưng Bé Ba thấy luật bất thành văn, những thời điểm nói trên thường thu hút các nhà làm phim đem “con cưng” của mình đi chiếu, tranh nhau slot vàng, và tạo nên những khung cảnh “chật chội” suất chiếu khi có 3-4 phim Việt ra rạp cùng lúc. 

Thậm chí như Tết Nhâm Dần vừa rồi, vì mất hẳn 1 năm “đóng băng” rạp phim nên các nhà sản xuất thi nhau chiếu phim, kết quả là tận 5 tựa phim xuất hiện: Chìa Khoá Trăm Tỷ, 1990, Mưu Kế Thượng Lưu, Nhà Không Bán và Trạng Tí.

Tuy nhiên, thị trường của phim Tết 2022 lại không sôi nổi như kỳ vọng. Khán giả vẫn đến rạp đó, nhưng tui lại thấy không nhiều như sự chật chội của mấy khu du lịch, mấy nhà hàng ăn uống. Cả mùa Tết trôi qua 7 ngày, tổng doanh thu thị trường không đạt 100 tỷ đồng, cán cân lệch hẳn về phía Chìa Khoá Trăm Tỷ. Vậy mà chỉ sau 4 ngày khởi chiếu tính từ 11/2, 2 bộ phim ra rạp nhắm vào thời điểm Valentine lại thể hiện sức nặng của mình khiến tui choáng ngợp: Chuyện Ma Gần Nhà và Bẫy Ngọt Ngào.

“Mùa phim Tết” chỉ mới thực sự bắt đầu từ ngày 11/02

Tui dám tự tin khẳng định, không một tựa phim nào kể từ sau Bố Già có hiệu ứng truyền miệng dữ dội như Chuyện Ma Gần Nhà. Hay dở là đánh giá cảm quan của mỗi người, nhưng rõ ràng yếu tố viral của bộ phim kinh dị gắn mác “nặng đô” nhất điện ảnh Việt này, đã tạo thành công lớn cho phim. Báo chí thi nhau phân tích, khán giả tranh luận nhiệt tình, người khen người chê, ai cũng muốn thể hiện quan điểm, suy nghĩ của mình về bộ phim, và điều đó đã khiến cho cụm từ “Chuyện Ma Gần Nhà” được Facebook, Google đề xuất liên tục mức độ hiển thị.

Hiệu ứng quá tốt từ những bình luận khen chê ấy giúp cho Chuyện Ma Gần Nhà gặt hái nhiều thành công lớn về phòng vé như: 85.000 vé đặt trước khi phim chưa chiếu, 400.000 vé chỉ trong 2 ngày ra mắt, 53 tỷ đồng sau 4 ngày chiếu. Những con số sặc mùi tiền này là thước đo thành quả mà bộ phim của đạo diễn Trần Hữu Tấn - nhà sản xuất Hoàng Quân đã làm được.

Đối thủ của Chuyện Ma Gần Nhà là Bẫy Ngọt Ngào cũng không hề kém cạnh. Tuy xuất phát có phần yếu thế hơn so với “bạn”, nhưng bộ phim của đạo diễn Đinh Hà Uyên Thư chính là “hắc mã”, càng chiếu thì càng nhận được phản ứng tích cực, hiệu ứng truyền miệng nhờ thế cũng tăng lên. Khởi đầu, phim chỉ có 800 suất chiếu, so với Chuyện Ma Gần Nhà là hơn 2000 suất vào ngày 11/02. Tuy nhiên, lượng đặt vé cao, tỷ suất trung bình người xem mỗi suất cũng tăng mạnh nên phía nhà rạp cũng tăng suất cho cả 2 phim, giúp cho lượng suất chiếu là 1100 và 2800 cho từng phim vào Chủ nhật 13/02.

Lượng suất chiếu ngày 11/02
Ngày 13/02

Chuyện Ma Gần Nhà luôn dẫn đầu lượng người xem trong mỗi ngày, nhưng cục diện của Valentine có phần kịch tính hơn hẳn. Cả ngày 14/02, số khán giả mua vé Bẫy Ngọt Ngào cao hẳn hơn Chuyện Ma Gần Nhà, tui tưởng đã có cuộc soán ngôi trong ngày tình yêu vì tính ra tựa phim của Quốc Trường, Bảo Anh, Minh Hằng hợp không khí hơn. Tuy nhiên đến cuối ngày, phim kinh dị đã chiếm lại vị trí đầu bảng, nhưng ít ra thì hai phim kèn cựa con số ngang nhau về mặt doanh thu / số lượng vé, thì Bẫy Ngọt Ngào vẫn là có hiệu quả kinh tế rạp ở vì ít suất hơn nhưng số vé bằng.

Sáng 14/02
Kết thúc ngày 14/02

Tui thấy ngoa khi gọi bây giờ mới là bắt đầu của mùa phim Tết Nhâm Dần 2022. Chỉ trong 5 ngày, 2 phim này thôi đã bỏ túi gần 80 tỷ đồng, và thời gian vẫn còn nhiều để họ phô trương thêm.

Theo số liệu công bố vào ngày mùng 7 Tết - cũng là 7/2, bộ phim của Kiều Minh Tuấn - Thu Trang thu được 600.000 vé, tương ứng với mức giá trung bình là  90.000 đồng do dịp Tết thì tui tạm quy đổi thành xấp xỉ 54 tỷ đồng. Cho tới ngày 10/02 - ngày Vía Thần Tài, đoàn phim lại công bố thêm con số 68 tỷ đồng sau 10 ngày chiếu. Phim 1990 hiện đang có khoảng 25 tỷ đồng, Nhà Không Bán là 28 tỷ đồng.

Thành công của đợt phim Valentine đến từ đâu mà mùa phim Tết không thể có?

Theo cá nhân tui đánh giá, đầu tiên là về nhu cầu khán giả. Mặc dù mọi năm, mọi người thường ra rạp xem phim nhưng năm nay, do nghỉ dài hạn cộng thêm nhiều tháng ở nhà bí bách, đông đảo người lựa chọn phương án đi du lịch trong nước, về quê cho khuây khoả. Thêm vào đó, phim Tết năm nay chỉ ở mức khá chứ không thể gọi là nổi bật về nội dung. 

Chìa Khoá Trăm Tỷ là phim được nhất trong mùa vì có yếu tố hành động cộng hài hước, Thu Trang - Kiều Minh Tuấn diễn hay nhưng chưa đủ sức “gánh team” để mang về trăm tỷ như Trấn Thành, Trường Giang. Bên phía 1990, bộ phim bị đánh giá thấp về chất lượng, diễn xuất của 3 nữ chính là Lan Ngọc - Diễm My và Nhã Phương bị nhạt nhoà, một màu so với những tác phẩm trước đây của họ, cốt truyện cũ mèm cộng thêm biên kịch nhàm chán. 

Nhà Không Bán là “hắc mã” của mùa phim Tết, càng chiếu càng thu hút nhất là khu vực miền Tây nhưng cũng không đủ lực, chỉ ở mức tự cứu lấy doanh thu bản thân là chính. Mưu Kế Thượng Lưu chuyển từ chiếu mạng sang chiếu rạp nên mức độ truyền thông quảng bá cũng không nhiều, chất lượng phim nhàn nhàn như mấy phim xem trên Youtube. Trạng Tí là phim cũ chiếu lại sau đợt 30.04.2021, lại thêm Ngô Thanh Vân mải yêu mà quên mất “đứa con” của mình nên cũng nối gót xếp xó.

Một nguyên nhân khác nữa nằm ở số lượng khán giả. Dịp Valentine, các rạp ở khu vực Hà Nội đã mở cửa nên góp phần không nhỏ về doanh thu. Chưa kể, sinh viên ở các tỉnh thành đã đổ về thành phố lớn để nhập học từ ngày 14.02 nên cũng tạo thêm lượng khách hàng chủ lực cho các rạp chiếu phim. Chất lượng hai phim ngang bằng nhau, nhiều nghệ sĩ quen mặt, thể loại phim mới mẻ… đã khiến cho Bẫy Ngọt Ngào và Chuyện Ma Gần Nhà tạo nên thế cạnh tranh nhưng lại nương vào nhau, nâng nhau lên, mang đến một cục diện khả thi về thị trường phim chiếu rạp.

Việc 2 phim này nắm tay nhau đạt doanh thu tổng 100 tỷ là không khó, nhưng Chuyện Ma Gần Nhà có vượt con số 100 tỷ bằng riêng thực lực của mình hay không, là điều đáng để tui quan sát chờ đợi. Ngoài ra, thành quả của 2 phim này cũng đã chứng minh một điều, khán giả vẫn rất thích xem phim Việt Nam, sẵn sàng đến rạp xem nếu là một tựa phim chất lượng hoặc có nhiều bàn tán. Vậy nên tui nghĩ đây sẽ là case study chắc chắn, cũng như là động lực cho những nhà làm phim Việt, “chơi tới bến” cho mấy dự án sắp tới mà không e ngại thị trường thay đổi sau mấy mùa dịch, không lo lắng các nền tảng chiếu phim trực tuyến sẽ làm khán giả bớt thích xem phim ngoài rạp.

Bài viết của Bé Ba Khó Tính trên DienAnh.net

Hãy hít một hơi thật sâu và bấm theo dõi DienAnh.net ngay để chuẩn bị hành trang hóng hớt drama Vbiz và cùng ngồi tám với tui nhé!

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Công tử Bạc Liêu: Hiện tượng sống nửa đầu thế kỉ 20

Phim Công Tử Bạc Liêu của đạo diễn Lý Minh Thắng mượn nhân vật có thật để nói về tinh thần và những khát vọng của người Việt cách đây 100 năm.

Ba người phụ nữ trong Cô dâu hào môn: Mỗi cây mỗi hoa, bà nào cũng khổ

Ba nhân vật của Lê Giang, NSND Hồng Vân và Thu Trang đều có những góc khuất khó giãi bày trong phim điện ảnh Cô dâu hào môn.

Những bậc phụ huynh hết lòng vì con cái trong phim Cô Dâu Hào Môn

Những ông bố, bà mẹ trong phim Cô dâu hào môn sẵn sàng làm mọi thứ để khiến con mình hạnh phúc. Kiều Minh Tuấn, Thu Trang, Lê Giang đã khắc họa thành công.

Chất liệu dân gian trong phim Cám: Đột phá đến từ nhân vật thằng Bờm

Phim Cám, dị bản kinh dị của Tấm Cám vận dụng thành công những chất liệu dân gian quen thuộc và gần gũi, nhưng cải biên theo hướng mới mẻ, sáng tạo hơn

Trải nghiệm độc lạ mùa Giáng sinh cùng trò chơi ma sói trong Kẻ Ăn Hồn

Trò chơi quen thuộc ma sói nay đã được mang lên màn ảnh rộng cùng Kẻ Ăn Hồn. Đừng bỏ qua bộ phim hấp dẫn này nếu bạn cũng là một tín đồ của ma sói.

Yếu tố kinh dị trong Kẻ Ăn Hồn: Đáng sợ và đậm chất phương Đông

Bộ phim điện ảnh Kẻ Ăn Hồn sử dụng nhiều chất liệu dân gian để nhấn mạnh đến yếu tố kinh dị - tâm linh, khiến khán giả cảm thấy tương đối hài lòng.