x

Đăng nhập

Comming soon...

Phim chiếu rạp

Việt

Bài hát ma mị xuyên suốt phim Chuyện Ma Gần Nhà khiến người xem ám ảnh

Chloe Nguyen 10:00 - 12/02/2022

Có lẽ có rất nhiều người giống mình sẽ có cảm giác này, cảm giác rùng rợn và ám ảnh với những câu hát trong bài Đừng Bỏ Em Một Mình được phát xuyên suốt bộ phim Chuyện Ma Gần Nhà. Vậy bạn có biết rằng đằng sau những câu hát đầy ma mị đó chính là bí ẩn nghe là lạnh sống lưng hay không? Cùng mình tìm hiểu qua bài viết dưới đây nha.

>> Xem thêm: Chìa Khoá Trăm Tỷ: Khi đồng tiền có thể thay đổi tất cả

Bài hát này ra đời từ rất lâu rồi, khoảng năm 1960 do nhạc sĩ Phạm Duy phổ lại dựa trên lời thơ của thi sĩ Minh Đức Hoài Trinh. Mình cũng từng nghe qua bài hát này, ngày xưa bố mẹ bật ở nhà cho nghe cho đến những bộ phim kinh dị cũng được lồng ghép khá nhiều. Song trong Chuyện Ma Gần Nhà, ca khúc lại mang một màu sắc ma mị hơn, ám ảnh hơn, và đằng sau bài hát tưởng bình thường đó là một câu chuyện mà ít người dám nghe.

Lời bài hát là tâm tư của một cô gái còn trong trắng đang van xin người yêu đừng bỏ rơi mình vọng lên từ dưới nấm mồ còn chưa xanh cỏ, là một cô gái trinh trắng níu kéo cuộc sống dương thế vì muốn bên cạnh người yêu, trong nghi ngút khói hương là nỗi uất nghẹn vương vấn cõi trần. Phần lời khiến người nghe rùng mình khi gợi liên tưởng đến hình ảnh một người đã mất nằm trong quan tài dưới lòng đất cùng giòi, bọ đang dần mục rỗng vẫn tha thiết cất lời: “Đừng bỏ em một mình, đừng bỏ em một mình. Cùng một lũ côn trùng rỉa rúc thân mình.” Câu hát đó có thể là điểm sáng nhất trong bài, mỗi lần nghe là mỗi lần mình rùng mình và nổi da gà vì lời bài hát quá ghê rợn.

Cùng với đó là giọng hát của cô Lê Thu càng làm cho bài hát trở nên u tối, thể hiện đúng cảm xúc ai oán của người cô gái trẻ bất hạnh “Trời lạnh quá trời lạnh quá, sao đành bỏ em một mình” mãi vang vọng từ hư vô. Trong Chuyện Ma Gần Nhà lồng ghép những cảnh rất hợp lý, chẳng hạn như bà cụ cô đơn với niềm ước ao được ra đi trong hạnh phúc. Hay vang lên khi khép lại một hành trình dài xuyên suốt bộ phim cũng khiến nhiều người ám ảnh.

Từng câu từng chữ trong bài hát đều là tiếng khóc thương trong tuyệt vọng từ thế giới bên kia cùng với những miêu tả rùng rợn về những gì một thân xác sẽ phải trải qua khi nằm dưới đáy huyệt sâu thẳm. Bà cụ áo đỏ hay nhân vật của Vân Trang trong Chuyện Ma Gần Nhà cũng như cô gái trong bài hát này, cô đơn, lạnh lẽo, trong mình luôn sục sôi một niềm mong ước chính là sự thương xót từ chính người trên dương thế.

Hay như nhân vật cô Mía của Khả Như, trong lúc hoá thân thành một nữ diễn viên nổi tiếng thời đó, cô ta ngân nga bài hát này mỗi đêm như thể hiện sự cô độc đến tuyệt vọng. Nếu bạn xem phim sẽ nhận ra rằng, cuộc sống độc thân của cô ta đúng là đáng sợ không kém lời bài hát.

Chuyện Ma Gần Nhà sử dụng xuyên suốt bài hát này nhưng mình lại không thấy nhàm chán, thậm chí còn thấy cuốn theo phim vì quá hợp. Khỏi phải nói thì mình phải vỗ tay vì chọn nhạc quá đỉnh, nhạc hồi xưa thì khỏi phải bàn rồi, kèm theo đó còn là những danh ca trứ danh thể hiện nữa nên nói ca khúc này bất hủ cũng phải thôi. Ngồi trong rạp, ngẫm về lời bài hát, xung quanh cũng bàn tán về cái bài hát ma mị này làm mình phải cảm thán rằng bộ phim này được đầu tư một cách chỉn chu từ hình ảnh, dựng phim cho đến nội dung. Quả không ngoa khi cho rằng đây là bộ phim kinh dị nặng đô nhất từ trước tới giờ.

Bên cạnh bài hát này thì bộ phim cũng ghê rợn và đáng sợ không kém, tưởng chừng sẽ bị cắt sạch sành sạch nhưng hoá ra lại không phải, muốn có ma nào là có ma đó, phim cũng không lạm dụng jumpscare quá nhiều. Tuy nhiên vẫn có một điểm trừ nho nhỏ đó chính là nhịp phim còn hơi nhanh và ngột ngạt nên hơi tạo cảm giác căng thẳng khi xem phim, với lại chuyển cảnh khá nhiều mà lại chẳng giải thích khiến mình cũng khó hiểu vài đoạn. 

Ba câu chuyện nhưng chắc phải đến mười mấy tình tiết để xâu chuỗi, thành thử ra mình vừa coi vừa sợ, lại phải suy nghĩ nó, đâm ra xem được nửa phim là thấy mệt nhoài căng não. Thiết nghĩ phim chỉ nên chia ra làm 2 câu chuyện là vừa đủ với mình rồi, chớ tới khi hết câu chuyện ông hề là mình đã muốn xin nghỉ giải lao 15 phút cho đỡ căng thẳng.

Nhìn chung thì đây là một bộ phim khá ổn đối với mình, vì không kỳ vọng quá nhiều nên mình thấy Chuyện Ma Gần Nhà xứng đáng là một bộ phim kinh dị nên xem dịp đầu năm nay. Nếu muốn kiểm chứng xem bài hát Đừng Bỏ Em Một Mình có ma mị như mình nói hay không thì hãy thử kiểm chứng xem nhé.

>> Xem thêm: Chuyện Ma Gần Nhà: Xem xong không dám uống nước mía, ghé chung cư cũ

Bài viết của Chloe Nguyễn trên DienAnh.Net

Nếu bạn cũng mê phim Việt thì theo dõi nhiều bài viết hơn tại đây nha! Còn muốn “hóng hớt” tin tức hay ho về những phim khác thì nhanh tay click vào mạng xã hội DienAnh.Net để đọc thêm nhiều điều hay ho nha.

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Công tử Bạc Liêu: Hiện tượng sống nửa đầu thế kỉ 20

Nga Cao

Nga Cao

Phim Công Tử Bạc Liêu của đạo diễn Lý Minh Thắng mượn nhân vật có thật để nói về tinh thần và những khát vọng của người Việt cách đây 100 năm.

Ba người phụ nữ trong Cô dâu hào môn: Mỗi cây mỗi hoa, bà nào cũng khổ

Nga Cao

Nga Cao

Ba nhân vật của Lê Giang, NSND Hồng Vân và Thu Trang đều có những góc khuất khó giãi bày trong phim điện ảnh Cô dâu hào môn.

Những bậc phụ huynh hết lòng vì con cái trong phim Cô Dâu Hào Môn

Nga Cao

Nga Cao

Những ông bố, bà mẹ trong phim Cô dâu hào môn sẵn sàng làm mọi thứ để khiến con mình hạnh phúc. Kiều Minh Tuấn, Thu Trang, Lê Giang đã khắc họa thành công.

Chất liệu dân gian trong phim Cám: Đột phá đến từ nhân vật thằng Bờm

Nga Cao

Nga Cao

Phim Cám, dị bản kinh dị của Tấm Cám vận dụng thành công những chất liệu dân gian quen thuộc và gần gũi, nhưng cải biên theo hướng mới mẻ, sáng tạo hơn

Trải nghiệm độc lạ mùa Giáng sinh cùng trò chơi ma sói trong Kẻ Ăn Hồn

Lindo

Lindo

Trò chơi quen thuộc ma sói nay đã được mang lên màn ảnh rộng cùng Kẻ Ăn Hồn. Đừng bỏ qua bộ phim hấp dẫn này nếu bạn cũng là một tín đồ của ma sói.

Yếu tố kinh dị trong Kẻ Ăn Hồn: Đáng sợ và đậm chất phương Đông

Nga Cao

Nga Cao

Bộ phim điện ảnh Kẻ Ăn Hồn sử dụng nhiều chất liệu dân gian để nhấn mạnh đến yếu tố kinh dị - tâm linh, khiến khán giả cảm thấy tương đối hài lòng.