x

Đăng nhập

Comming soon...

Phim chiếu rạp

Việt

Em Và Trịnh: Nhạc là người, muốn hiểu nhạc thì phải hiểu người đã

Xì Bàng 09:00 - 14/06/2022

Em Và Trịnh không chỉ khắc họa một Trịnh Công Sơn sâu nặng với các nàng thơ mà còn chứa đựng những câu thoại sâu sắc nói về quan niệm sáng tác nghệ thuật. Hãy cùng mình điểm qua loạt thoại đó nhé. 

Với câu chuyện kể về hành trình đến Việt Nam làm luận văn của cô nàng Nhật Bản Michiko, Em Và Trịnh như một cuốn phim quay chậm kể về hành trình âm nhạc của huyền thoại này. Nhạc Trịnh mở đầu bằng những bản tình ca buồn ghi lại cảm xúc với các nàng thơ Bích Diễm, Dao Ánh, Thanh Thúy,…

Ở giữa những năm 60 của thế kỉ trước, nhân vật Trịnh cũng như bao người thanh niên khác, đứng giữa sự lựa chọn rối ren của thời cuộc. Đi lính để ủng hộ cảnh đàn áp đau thương hay lạc lối, vô định ở phía ngược lại của những hàng rào kẽm gai. 

>>> Xem thêm: Em Và Trịnh: Nghe nhìn giàu cảm xúc nhưng kịch bản lưng chừng

Trịnh đã chọn một cách rất riêng đó là dùng lời ca tiếng hát ca ngợi hòa bình. Không chỉ tưới mát tâm hồn mà nó còn là tiếng nói mạnh mẽ phản đối chiến tranh. Làn sóng phản đối chiến tranh Việt Nam từ đó cũng bùng lên mạnh mẽ toàn thế giới. Loạt thoại trong phim phần nào phản ánh được quan niệm sáng tác của 

1/ "Ngoài kia đã có quá nhiều tiếng hát bi lụy. Anh đã quá mỏi mệt với những tiếng thở than"

Trong phân đoạn khi trò chuyện với nữ ca sĩ Khánh Ly, nhân vật Trịnh đã thuyết phục cô thể hiện các ca khúc phản chiến của mình. Tiếng hát phóng khoáng, mạnh mẽ của Khánh Ly đã theo những chiếc radio, đài phát thanh đến với mọi miền tổ quốc. 

Đây cũng là cột mốc đánh dấu sự chuyển biến trong sáng tác của nhân vật Trịnh. Cảm hứng sáng tác của anh không còn xoay quanh các nàng thơ mà mở rộng ra là tình yêu quê hương đất nước. 

Trịnh đã thể hiện ý thức dấn thân, nhập cuộc của người nghệ sĩ vào đời sống. Mỏi mệt với những tiếng thở than, bất lực trước sự lạc lối của thế hệ trí thức đương thời, Trịnh chọn cho mình một con đường khác biệt. 

>>> Xem thêm: Em Và Trịnh: Phim tiểu sử đầy tính nghệ thuật về Trịnh Công Sơn

Ông không viết thêm những sáng tác bi lụy bởi lẽ thời cuộc đã mang quá nhiều đau thương. Niềm hân hoan trong ca từ, giai điệu chính là cách ông thổi vào nguồn sống của nhân gian. Như chính trong Quán Trọ Trần Gian ông cũng viết: “Nhân gian về trọ về nơi. Bâng khuâng vì những đôi môi rất hồng”. Nếu cuộc sống là một điều tạm bợ, hữu hạn thì tại sao không thiết tha yêu nó bằng những gì đẹp đẽ, thuần khiết nhất. 

2/ “Còn gì đau khổ hơn khi ta xem khổ đau là việc bình thường”

Một điều mình thấy ấn tượng với đội ngũ biên kịch Em Và Trịnh đó là cách xây dựng lời thoại mặc dù hư cấu như lại phản ánh rất nhiều điều về Trịnh Công Sơn và thời cuộc. Vốn là cử nhân Triết học, Trịnh Công Sơn ở đời thực thường xuyên gửi gắm ý thức hiện sinh thông qua lời ca tiếng hát. 

Nỗi khổ đau là điều không thể tránh khỏi của kiếp người và nhân vật Trịnh đã lí giải nguồn gốc của khổ đau bằng ý thức của mỗi cá nhân về sự khổ đau. Nhận ra cái khổ chính là đã vượt qua cái khổ nhưng không nhận ra được nỗi khổ của mình thì còn đau đớn hơn gấp bội. 

Lời thoại của nhân vật Trịnh cũng bộc bạch hết tâm tư với thời cuộc khi con người này muốn sống một cách đúng nghĩa. Đặt trong ngữ cảnh đối thoại với nhân vật Mai, nhân vật Trịnh muốn nói rằng 

3/ “Nhạc là người. Muốn hiểu về nhạc thì phải hiểu về người trước đã”

Trong lần đầu tiên đến thăm Trịnh Công Sơn và gia đình, nhân vật Michiko đã nhận được lời khuyên này từ chính người mẹ của Trịnh. Khi biết cô gái này sắp nghiên cứu về âm nhạc của con trai mình, bà đã khuyến khích cô hãy tìm hiểu về con người của Trịnh Công Sơn trước. 

Quả vậy, âm nhạc là nơi chất chứa những tâm tư sâu kín nhất và thể hiện được dấu ấn cá nhân của người nghệ sĩ. Và đây cũng là lí do mà nhân vật Trịnh từ chối lời đề nghị đầu tiên khi gặp Michiko tại Pháp. 

Qua từng giai đoạn âm nhạc gắn với những thăng trầm lịch sử, thật khó lòng có thể cảm nhận trọn vẹn cái hay của nhạc Trịnh khi không lớn lên hoặc hiểu sâu sắc về đất nước, con người và bối cảnh quá khứ của Việt Nam. 

Đó cũng là lí do vì sao sau khi nhân vật Michiko thể hiện ca khúc Diễm Xưa bằng tiếng Nhật, ông đã đồng ý giúp cô hoàn thành luận văn. Hiểu được lời ca và dịch nó sang thứ tiếng mẹ đẻ của mình nghĩa là đã hiểu phần nào về linh hồn của bài hát đó. 

4/ “Chính vì hòa bình ở ngoài vòng pháp luật nên nó mới đi vào tiếng hát của tôi”

Em Và Trịnh còn là một cuốn phim mang đậm dấu ấn lịch sử khi phản ánh cuộc khủng bố ác liệt từ phía chính quyền Ngô Đình Diệm. Nhân vật Trịnh trong một lần đi dạo trên phố đã bị quân cảnh giải về đồn và tra hỏi khi viết những ca từ nói về hòa bình. 

Nhìn thấy những cảnh đời tang tóc, đau thương sau chuyến xe từ Bảo Lộc về B'lao, nhân vật Trịnh lúc này đã thấm thía ý nghĩa của hòa bình. Điều người thanh niên này mong mỏi nhất lúc bấy giờ cũng chính là hòa bình. Đặt trong bối cảnh của tác phẩm, khi chính quyền Ngô Đình Diệm đặt hòa bình ra ngoài vòng pháp luật thì nhân vật Trịnh muốn đưa nó vào lời ca. 

Ông muốn mang tiếng hát biến thành vũ khí đánh tan mọi xiềng xích đau thương từ các cuộc chiến. Âm nhạc là tiếng nói chân thành nhất và dễ chạm đến trái tim con người nhất. Trịnh và Khánh Ly đã đi khắp mọi nơi, cất lên tiếng hát ưa chuộng hòa bình, phản đối chiến tranh để tạo thành làn sóng sục sôi cho thế hệ trẻ yêu nước. 

5/ “Nốt nhạc là chết nhưng người hát thì sống”

Câu thoại này đã khiến mình không khỏi ấn tượng từ trailer đến khi được thưởng thức nó ở bối cảnh trên màn ảnh. Khi gặp Lệ Mai tại một hộp đêm ở Đà Lạt, nhân vật Trịnh đã cố thuyết phục Mai thể hiện những bài hát do mình sáng tác. 

Anh chàng nhạc sĩ lúc này đã cảm nhận được sự đồng điệu trong âm nhạc và rung động trước tiếng hát lạ lùng mà đẹp đẽ của Lệ Mai. Khi Lệ Mai đề nghị Trịnh hãy lựa chọn các nàng thơ có sắc vóc khác, nổi danh đương thời để ca khúc của mình được phổ biến hơn thì anh cũng đã từ chối. 

Với Trịnh, điều làm nên sự thành bại của một ca khúc không phải là được lăng xê bởi những ca sĩ tân thời, nổi tiếng mà phải được đặt để vào những giọng hát phù hợp. 

Âm nhạc không chỉ phản ánh nội tâm của người sáng tác mà còn là tâm tư của người hát nó. Không chỉ là tổ hợp đô rê mi pha sol trên 5 dòng kẻ mà còn chất chứa nỗi khổ đau, niềm hân hoan của người nghệ sĩ. Và nếu không có người hát thì bài ca đó cũng không có nghĩa lí gì. 

6/ “Nhiệm vụ của nhạc sĩ là sáng tác, nhạc sĩ không tự gắn nhãn cho nhạc mình”

Nhạc Trịnh Công Sơn được giới chuyên môn quốc tế xếp vào dòng âm nhạc phản chiến gần gũi với ca từ của Bob Dylan. Khi Michiko lần đầu phỏng vấn nhân vật Trịnh cho luận văn, cô hỏi bộc bạch hỏi ông vì sao lại sáng tác nhạc phản chiến. 

Tuy nhiên, với thái độ khiêm tốn, nhân vật Trịnh đã trả lời rằng: “Nhiệm vụ của nhạc sĩ là sáng tác, nhạc sĩ không tự gắn nhãn cho nhạc mình”. Quả vậy, nhiệm vụ của người nghệ sĩ là sáng tác còn tạo nên đời sống và định đoạt cho các tác phẩm lại là chính khán giả, thính giả, là những người thưởng thức nó. 

Sinh thời, cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng đã bộc bạch âm nhạc của ông xuất phát từ những cảm xúc bình dị, chân thành nhất dành cho cuộc đời: “Tôi chỉ là một tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo”. 

Quan điểm này cũng thể hiện thái độ khiêm tốn, cầu thị của cố nhạc sĩ trong sự nghiệp sáng tác của mình. Dẫu chỉ là một ca nhân hát rong nhưng ông đã viết nên lời ca cho cuộc đời một cách thành thực, mãnh liệt nhất. 

Dẫu các lời thoại trên phần nhiều là hư cấu cho nhân vật trong tác phẩm Em Và Trịnh nhưng mình thấy nó phần nào gần gũi với cuộc đời của cố nhạc sĩ tài hoa và gửi gắm rất nhiều quan niệm nghệ thuật trong đó. 

Bạn thấy ấn tượng với lời thoại nào trong phim, hãy comment bên dưới cho mình biết nhé. 

* Bài viết của Xì Bàng chia sẻ tại box Phim chiếu rạp

Nếu bạn quan tâm đến phim Việt và muốn đọc review các phim chiếu rạp Việt Nam mới nhất , mời bạn bấm vào đây để đăng bài trao đổi bàn luận cùng mọi người.

Bạn cần tìm thông tin dữ liệu và đọc review về phim Em và Trịnh? Hãy truy cập vào DAN Wiki để có tất tần tật những nội dung bạn cần đấy: bấm vào đây

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Công tử Bạc Liêu: Hiện tượng sống nửa đầu thế kỉ 20

Nga Cao

Nga Cao

Phim Công Tử Bạc Liêu của đạo diễn Lý Minh Thắng mượn nhân vật có thật để nói về tinh thần và những khát vọng của người Việt cách đây 100 năm.

Ba người phụ nữ trong Cô dâu hào môn: Mỗi cây mỗi hoa, bà nào cũng khổ

Nga Cao

Nga Cao

Ba nhân vật của Lê Giang, NSND Hồng Vân và Thu Trang đều có những góc khuất khó giãi bày trong phim điện ảnh Cô dâu hào môn.

Những bậc phụ huynh hết lòng vì con cái trong phim Cô Dâu Hào Môn

Nga Cao

Nga Cao

Những ông bố, bà mẹ trong phim Cô dâu hào môn sẵn sàng làm mọi thứ để khiến con mình hạnh phúc. Kiều Minh Tuấn, Thu Trang, Lê Giang đã khắc họa thành công.

Chất liệu dân gian trong phim Cám: Đột phá đến từ nhân vật thằng Bờm

Nga Cao

Nga Cao

Phim Cám, dị bản kinh dị của Tấm Cám vận dụng thành công những chất liệu dân gian quen thuộc và gần gũi, nhưng cải biên theo hướng mới mẻ, sáng tạo hơn

Trải nghiệm độc lạ mùa Giáng sinh cùng trò chơi ma sói trong Kẻ Ăn Hồn

Lindo

Lindo

Trò chơi quen thuộc ma sói nay đã được mang lên màn ảnh rộng cùng Kẻ Ăn Hồn. Đừng bỏ qua bộ phim hấp dẫn này nếu bạn cũng là một tín đồ của ma sói.

Yếu tố kinh dị trong Kẻ Ăn Hồn: Đáng sợ và đậm chất phương Đông

Nga Cao

Nga Cao

Bộ phim điện ảnh Kẻ Ăn Hồn sử dụng nhiều chất liệu dân gian để nhấn mạnh đến yếu tố kinh dị - tâm linh, khiến khán giả cảm thấy tương đối hài lòng.