x

Đăng nhập

Comming soon...

Phim chiếu rạp

Việt

Lý giải sức hút của ma Mười, phim điện ảnh kinh dị đời đầu ở Việt Nam

Salonpas 06:00 - 12/07/2022

Thời gian gần đây chính là sự lên ngôi của dòng phim kinh dị khi không ít những tác phẩm đặc sắc của thể loại này được ra đời. Việt Nam cũng nhanh chóng “bắt trend” với hàng loạt dự án, nhưng nhìn chung lại chưa gây được hiệu ứng mạnh mẽ.

Nhưng bạn có nhớ rằng đã từng có một bộ phim kinh dị nước nhà khiến chúng ta phải rợn gai óc hàng thập kỷ trước mà cho đến tận bây giờ, hiếm có tác phẩm nào vượt qua được cái bóng đó. 

Và không ai xứng đáng hơn Mười: Truyền Thuyết Về Bức Chân Dung, bộ phim kinh dị đánh dấu sự hợp tác giữa hai quốc gia Việt Nam và Hàn Quốc. Vậy bạn có tự hỏi rằng tại sao tác phẩm này lại có sức hút lạ kỳ đến như vậy không? Sau đây cùng mình đi tìm lời giải đáp nhé.

Bộ phim điện ảnh đời đầu

Như đã nói, Mười là bộ phim điện ảnh kinh dị đời đầu của Việt Nam được sản xuất kể từ sau năm 1975. Cụ thể, tác phẩm ra mắt vào năm 2007, thời điểm mà thể loại phim này còn khá lạ lẫm trong thị trường điện ảnh nước nhà.

Bộ phim như một phát nổ đầu tiên thu hút được sự chú ý của đông đảo khán giả bởi sự mới lạ mà trước giờ họ chưa bao giờ được nhìn thấy. Những truyền thuyết dân gian thời đó thì chỉ được nghe kể truyền miệng hoặc đọc trong sách truyện. Việc đưa những câu chuyện quen thuộc đó lên màn ảnh, một “món ăn tinh thần” mới nên gây tiếng vang cực lớn là điều hoàn toàn dễ hiểu.

Và điều này đã khiến Mười dễ dàng bỏ túi hơn 1,3 triệu đô, một mức doanh thu kỷ lục tại thời điểm lúc bấy giờ, khởi sắc cho thị trường điện ảnh Việt Nam nói chung cũng như riêng về dòng phim kinh dị.

Cốt truyện lạ, hấp dẫn

Không đi trực tiếp vào câu chuyện, Mười dẫn dắt chúng ta từ hành trình tìm hiểu Việt Nam của 2 cô gái người Hàn Quốc. Đó là nhà văn Yoon Hee (Jo An) đang bị bí ý tưởng viết sách, cô nghe theo lời kể của bạn thân Seo Yeon (Cha Ye Ryeon) về giai thoại rùng rợn của cô gái Việt Nam tên Mười nên đã nung nấu ý định đến đây khám phá và tìm đề tài cho riêng mình.

Tới đây thì Yoon Hee đã biết nhiều hơn về truyền thuyết kia. Chuyện kể rằng cách đây hơn 100 năm, có một cô gái xinh đẹp mẫu mực tên Mười (Anh Thư) đã phải lòng yêu anh họa sĩ tài hoa tên Nguyễn (Bình Minh). Trớ trêu thay Nguyễn lại là một gã đào hoa và đã có vợ tại quê nhà.

 >>> Xem thêm: Mười, Lời Nguyền Huyết Ngải và các phim kinh dị Việt đời đầu

Hồng (Hồng Ánh) – vợ Nguyễn, sau khi biết được chồng có nhân tình bên ngoài nên đã nổi cơn thịnh nộ, sai người truy lùng và ra tay tàn bạo để trừng trị cô “tiểu tam” kia. Không chịu được nỗi uất hận khi cả thân xác, dung nhan và tinh thần đều bị dày vò, Mười đã chọn cách kết liễu cuộc đời vào đúng ngày rằm âm lịch nhằm trở thành một oán hồn mang nặng sắc khí và quay về báo thù rửa hận.

Nhưng đó không phải là tất cả ngọn ngành của câu chuyện, ẩn sâu còn là một âm mưu thâm độc khác và không ai ngờ tới của chính Seo Yeon - cô gái đã lừa bạn mình vào bi kịch hòng trả thù cô ấy và cả những người từng hãm hại mình nơi Hàn Quốc quê nhà.

Chỉn chu trong từng khung ảnh

Là một trong những bộ phim “khởi xướng” nhưng Mười lại cho mình cái nhìn toàn mỹ về những yếu tố kinh dị bao gồm cả phần nghe lẫn nhìn.

Đầu tiên về phần bối cạnh, một điểm đáng khen khi bộ phim đã đầu tư đến nhiều địa điểm từ Sài Gòn, Đà Lạt, Hội An và cả thánh địa Mỹ Sơn – tất cả những vùng đất nổi tiếng về tâm linh đã khiến không gian phim của Mười càng trở nên u ám.

Về trang phục, những chiếc áo dài trắng mang đầy vẻ uyển chuyển của một nền văn hóa Việt, thêm nữa những hình ảnh này cũng cộng hưởng cho việc xuất hiện của oan hồn Mười trở nên ma mị hơn. Tận dụng tốt yếu tố đạo cụ, từ những chiếc gương cho đến tấm ảnh, những thứ đại kỵ trong trong hiện tượng tâm linh cũng được khai thác triệt để.

Âm thanh trong Mười cũng khiến mình đánh giá khá cao trong việc bổ trợ thêm vẻ đáng sợ cho bộ phim. Những tiếng bước chân, nước chảy, âm thanh ma mị xuyên suốt đã kích thích thêm “dây thần kinh sợ hãi” trong mình cũng như khán giả.

Nỗi ám ảnh về lòng hận thù

Không chỉ là câu chuyện đáng sợ về truyền thuyết dân gian của Việt Nam, về lòng thù hận của cô thiếu nữ vừa lớn chưa kịp trải hết sự đời mà đành ấm ức chịu những lời cay nghiệt và mất mát to lớn, bộ phim còn truyền tài câu chuyện thù hận của cô nữ Hàn Quốc với những người đã có ý định không tốt với cô cũng như người xấu tính nhưng lại tỏ vẻ tốt bụng trước mặt.

Mười cũng giống như Seo Yeon, đều là những người không may bị xã hội đối xử không tốt mà từ đó đem lòng thù hận. Hai cô gái yếu ớt không thể chống lại được những bất công kia nên đành phải chọn cách bần cùng nhất, dùng chính sinh mệnh của mình để lấy lại công bằng cho bản thân.

Tất cả điều đó đã làm nên những thước phim Mười kinh dị nhất. Từ đó cảnh tỉnh chúng ta hãy sống thật tốt phần đời của mình và tránh gây ảnh hưởng đến bất cứ ai, vì cái giá phải trả cho sự đường đột đó là rất lớn.

Sự trở lại sau 15 năm

Tiền đề là một câu chuyện hay, một lối kể chuyện hấp dẫn nên Mười: Lời Nguyền Trở Lại là lời giải đáp đầy thú vị cho những bỏ ngỏ, dang dở của bộ phim lần trước.

Phải mất đến tận 15 năm thì bộ phim mới cho ra tiếp phần 2, vậy tại sao phải trải qua thời gian dài như thế? Chắc hẳn là nhà làm phim muốn gửi đến cho khán giả, những người xem như chúng ta một câu chuyện mới đủ vững mạnh, đủ thuyết phục để nối tiếp cũng như vượt qua cái bóng quá lớn của chính mình trong năm 2007.

 >>> Xem thêm: Mười 2: Ôn lại về Mười 2007 trước khi xem bản nặng đô hơn

Vậy bạn mong chờ gì vào Mười: Lời Nguyền Trở Lại lần này, hãy để lại bình luận bên dưới nhé.

* Bài viết của Salonpas chia sẻ tại box Phim Việt Nam

Nếu bạn là người đam mê thể loại kinh dị và loạt tác phẩm kinh dị Việt Nam , mời bạn bấm vào đây để đăng bài trao đổi bàn luận cùng mọi người.

Bạn cần tìm thông tin dữ liệu và đọc review về phim Mười: Lời Nguyền Trở Lại? Hãy truy cập vào DAN Wiki để có tất tần tật những nội dung bạn cần đấy: bấm vào đây

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Công tử Bạc Liêu: Hiện tượng sống nửa đầu thế kỉ 20

Phim Công Tử Bạc Liêu của đạo diễn Lý Minh Thắng mượn nhân vật có thật để nói về tinh thần và những khát vọng của người Việt cách đây 100 năm.

Ba người phụ nữ trong Cô dâu hào môn: Mỗi cây mỗi hoa, bà nào cũng khổ

Ba nhân vật của Lê Giang, NSND Hồng Vân và Thu Trang đều có những góc khuất khó giãi bày trong phim điện ảnh Cô dâu hào môn.

Những bậc phụ huynh hết lòng vì con cái trong phim Cô Dâu Hào Môn

Những ông bố, bà mẹ trong phim Cô dâu hào môn sẵn sàng làm mọi thứ để khiến con mình hạnh phúc. Kiều Minh Tuấn, Thu Trang, Lê Giang đã khắc họa thành công.

Chất liệu dân gian trong phim Cám: Đột phá đến từ nhân vật thằng Bờm

Phim Cám, dị bản kinh dị của Tấm Cám vận dụng thành công những chất liệu dân gian quen thuộc và gần gũi, nhưng cải biên theo hướng mới mẻ, sáng tạo hơn

Trải nghiệm độc lạ mùa Giáng sinh cùng trò chơi ma sói trong Kẻ Ăn Hồn

Trò chơi quen thuộc ma sói nay đã được mang lên màn ảnh rộng cùng Kẻ Ăn Hồn. Đừng bỏ qua bộ phim hấp dẫn này nếu bạn cũng là một tín đồ của ma sói.

Yếu tố kinh dị trong Kẻ Ăn Hồn: Đáng sợ và đậm chất phương Đông

Bộ phim điện ảnh Kẻ Ăn Hồn sử dụng nhiều chất liệu dân gian để nhấn mạnh đến yếu tố kinh dị - tâm linh, khiến khán giả cảm thấy tương đối hài lòng.