x

Đăng nhập

Comming soon...

Phim chiếu rạp

Bom tấn

Những thứ chưa được làm rõ, gây tiếc nuối trong The Black Phone

Lọ Lem 09:00 - 27/06/2022

The Black Phone có một ý tưởng ban đầu khá tốt vì phim được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Joe Hill, con trai của ông hoàng kinh dị Stephen King. Vậy nên, mình thấy điều mà The Black Phone đã làm được tốt nhất chính là tạo ra không khí kinh dị, rùng rợn, đến nỗi từng bước chân của kẻ phản diện (The Grabber) cũng đủ khiến mình kinh hãi. 

Xét về yếu tố kinh dị, hình ảnh, âm thanh, ánh sáng, cho đến góc quay The Black Phone đều làm tốt, tuy nhiên, nội dung phim lại đi quá lớt phớt gây cho mình nhiều tiếc nuối. Dưới đây là một số điểm mình khá băn khoăn trong The Black Phone. 

Khả năng tâm linh của Gwen 

Trước khi xem The Black Phone thì mình mong đợi về hai thứ, một là giấc mơ tâm linh của Gwen, hai là những màn giao tiếp qua điện thoại của Finney và những nạn nhân trước đó. Tuy nhiên, về ý đầu tiên thì The Black Phone làm mình hơi hụt hẫng. 

Khả năng tâm linh của Gwen được biểu hiện qua những giấc mơ. Khi mơ, cô bé sẽ thấy được quá khứ hoặc tương lai của một sự việc nào đó. Khả năng này của Gwen được thừa hưởng từ mẹ của mình. Thế nhưng cũng vì khả năng này nên mẹ Gwen đã gặp phải rất nhiều rắc rối và không giữ được sự sống. Chính vì vậy nên cha của Gwen và Finney mới ra sức cấm đoán con bé sử dụng khả năng này. 

Điểm yếu trong cách xây dựng khả năng tâm linh của Gwen là không cho thấy được cô bé có thể làm được gì. Đa số cảnh phim The Black Phone cũng chỉ xoay quanh mấy cuộc truy vấn với Gwen về những giấc mơ của cô thôi chứ nó cũng chẳng giúp ích gì cho quá trình điều tra cả. Phải đến cuối phim thì khả năng của Gwen mới thật sự phát huy tác dụng. Vậy thì từ đầu phim đến lúc đó, khả năng của Gwen chưa đủ đáng tin với mình. 

Thêm nữa là Gwen nói: “Không phải muốn mơ là mơ được”. Tức là cô bé không kiểm soát được khả năng của mình, mọi thứ chỉ dừng lại ở mức ngẫu nhiên. Gwen có cố gắng để mơ bằng cách cầu xin chúa Jesus, mấy cảnh này mình thấy buồn cười nhiều hơn vì diễn xuất của Madeleine McGraw trong vai Gwen quá dễ thương chứ không thấy được sự nỗ lực thực sự của cô bé. Và trong suốt quá trình từ đầu đến cuối phim, Gwen cũng chưa tìm ra cách để kiểm soát năng lực của mình. 

Tại sao kẻ phản diện lại nhắm vào Finney

Đây là câu hỏi lớn mà mình đặt ra khi xem The Black Phone. Finney là một đứa trẻ bình thường, lương thiện, có phần hơi nhút nhát, ngoài ra không có gì đặc biệt. Việc Finney đột nhiên lọt vào mắt xanh của kẻ phản diện làm mình khá băn khoăn. Mình nghĩ bất kỳ điều gì cũng nên có lý do, nếu là random thì thật sự là vô nghĩa. 

Chưa kể, The Black Phone kể về câu chuyện trẻ em bị bắt giữ vô thời hạn nhưng nếu là random thì mình nghĩ tâm lý những đứa trẻ hoặc ba mẹ của chúng khi xem sẽ dễ sinh ra tâm lý sợ hãi. Phim là hư cấu nhưng nếu sự hư cấu đó vô tình gây ra những cảm xúc tiêu cực cho người khác thì mình nghĩ là không nên. Hoặc ít ra, nó nên có một câu chuyện, một lý do hay thông điệp nào đó rõ ràng. Tiếc là The Black Phone không cho mình thấy được điều đó. 

Cách xây dựng nhân vật phản diện và cho nhân vật lý do hành động là vô cùng quan trọng. Nếu không có lý do hành động, phim sẽ thiếu chiều sâu và giảm độ tin cậy cũng như độ thuyết phục. 

Một bộ phim mà mình thấy xây dựng nhân vật phản diện cực tốt đó chính là Doctor Strange 2. Không cần quá cầu kỳ, màu mè, phức tạp, lý do hành động duy nhất của Wanda trong Doctor Strange 2 chính là bắt giữ America Chaves để sử dụng sức mạnh của cô đi đến vũ trụ khác tìm con. Và cũng chính vì có lý do hành động rõ ràng và những chi tiết trong phim nhất quán từ đầu đến cuối, mọi thứ đều hợp lý trong logic của nó. 

Tại sao hắn lại trở thành kẻ phản diện

Mình thấy có nhiều phim bỏ qua khâu này, The Black Phone cũng vậy. Nhưng thực tế là chúng ta không thể tin tưởng một người nếu chúng ta chưa biết gì về họ. Mình chỉ thấy sợ bởi không khí rùng rợn và tạo hình của kẻ phản diện cùng với diễn xuất xuất thần của Ethan Hawke thôi chứ mình không cảm thấy sợ nhân vật The Grabber lắm vì mình không biết anh ta là người như thế nào. 

>>> Xem thêm: The Black Phone: Ổn về mặt kinh dị, nhưng chưa đủ đã ở phần nội dung

Chính vì vậy mà mình thấy câu chuyện trong The Black Phone khá thiếu chiều sâu. Tất cả mọi thứ dường như chỉ dừng lại ở việc đem đến một câu chuyện của một kẻ phản diện thích bắt giữ những đứa trẻ và quăng chúng xuống tầng hầm. Ngoài ra không truyền tải được thông điệp hay mang đến góc nhìn nào đặc biệt.

Nhân vật kẻ phản diện là tuyến nhân vật chính của phim nhưng lại không được khai thác rõ khiến mình khá tiếc nuối. Mình nghĩ tạo hình với chiếc mặt nạ quái dị có thể khiến hình tượng The Grabber trở thành kinh điển nếu có background nhân vật rõ ràng và những màn vờn con mồi thú vị hơn. 

Một trong những nhân vật phản diện được xây dựng background ổn nhất với mình là Joker. Mình tin là không ai sinh ra đã xấu xa. Nhân vật phản diện nào trước khi trở thành kẻ xấu đều là một con người tốt và việc tìm hiểu lý do tại sao hắn ta lại bị tha hóa như vậy là một quá trình đầy thú vị. Joker khiến không chỉ mình mà nhiều người cảm thấy thích thú vì bản chất anh ta không xấu xa từ đầu mà là do hoàn cảnh đã đẩy anh ta vào con đường như thế. Chính vì vậy, ngoài những cảm xúc căm ghét, sợ hãi,...Joker còn có thể khiến nhiều người, trong đó có mình cảm thấy thương xót, đồng cảm. 

Màn giao đãi và cả trận final combat của kẻ phản diện và con mồi quá nhẹ nhàng

Cả phim The Black Phone đều quá nhẹ nhàng, chỉ có mỗi 2 lần kẻ phản diện động tay động chân với con mồi thôi. Lần 1 là khi Finney bỏ trốn và kẻ phản diện dí theo bắt lại. Thật ra lúc này cũng chỉ là áp tải Finney về chứ chẳng làm gì. Lần 2, cũng là trận chiến cuối cùng, chưa gì The Grabber đã bị Finney hạ gục rồi. 

Mình thấy nó khá nhanh, thậm chí là trong màn giao đấu đó, Finney áp đảo The Grabber hoàn toàn. Dường như The Grabber chưa kịp làm gì Finney cả. Dù cho The Grabber có mang theo chú chó của mình để xử lý Finney nhưng chú chó cũng đứng yên không làm được gì luôn. Finney thì chỉ qua vài đêm đột nhiên sức mạnh tăng lên rõ rệt, trong căn phòng cũng được bày binh bố trận sẵn, The Grabber lọt vào bẫy của Finney rồi ngủm luôn. 

>>> Xem thêm: 5 bộ phim điện ảnh và truyền hình Pixar sẽ phát hành sau Lightyear

Nếu xét về cấu trúc kịch bản thì mình thấy The Black Phone thiếu cao trào, hoặc có thể là có (lúc Finney trốn rồi bị bắt về) nhưng nó lại đầu voi đuôi chuột quá, không khiến mình thực sự thỏa mãn. Hai màn combat này cũng quá dễ dàng và có xu hướng sắp đặt sẵn. 

Cuối cùng, phim muốn truyền tải thông điệp gì?

The Black Phone thiếu background (chân dung nhân vật), backstory (quá khứ của nhân vật) của kẻ phản diện cũng như lý do, động cơ mà hắn hành động nên không truyền tải được thông điệp gì. Ban đầu mình nghĩ có thể The Black Phone muốn nói về sức mạnh gia đình nhưng thực tế thì bố của Finney không cho thấy nỗ lực đi tìm con, chỉ có Gwen là cố gắng hết sức để đi tìm anh trai. 

Nếu xét về bối cảnh, thời gian diễn ra trong The Black Phone thì đó là những năm 70 tại miền Bắc nước Mỹ. Khi đó, đời sống con người còn nhiều khó khăn, an ninh còn lỏng lẻo nên dễ xảy ra trường hợp kẻ xấu hoành hành. Tuy nhiên, nếu vậy thì The Black Phone chỉ đang mang tính tái hiện lại vấn đề của thời đại thôi chứ chưa kể được câu chuyện riêng của nó. Hơn nữa là, dù gì cũng chỉ có Finney tự giải cứu chính mình, Gwen thì dùng khả năng của mình để tìm ra nơi bắt giữ anh trai. Ngoài ra, cảnh sát không hề tác động được gì vào câu chuyện này cả. 

Tóm lại, mình thấy nếu xét về bề nổi, The Black Phone ổn vì phim đúng chất kinh dị, nhà Blumhouse vẫn giữ được phong độ. Tuy lồng ghép được vào yếu tố siêu nhiên: giấc mơ của Gwen và những cuộc gọi từ chiếc điện thoại đen và tạo hình nhân vật kẻ phản diện cực ổn nhưng nội dung thiếu chiều sâu khiến mình cảm thấy không đọng lại được gì từ The Black Phone. 

* Bài viết của Lọ Lem chia sẻ tại box Mọt phim Review

Nếu bạn quan tâm đến tin tức mới nhất về những bộ phim sắp chiếu , mời bạn bấm vào đây để đăng bài trao đổi bàn luận cùng mọi người.

Bạn cần tìm thông tin dữ liệu và đọc review về phim The Black Phone (Điện Thoại Đen)? Hãy truy cập vào DAN Wiki để có tất tần tật những nội dung bạn cần đấy: bấm vào đây

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Công tử Bạc Liêu: Hiện tượng sống nửa đầu thế kỉ 20

Nga Cao

Nga Cao

Phim Công Tử Bạc Liêu của đạo diễn Lý Minh Thắng mượn nhân vật có thật để nói về tinh thần và những khát vọng của người Việt cách đây 100 năm.

Ba người phụ nữ trong Cô dâu hào môn: Mỗi cây mỗi hoa, bà nào cũng khổ

Nga Cao

Nga Cao

Ba nhân vật của Lê Giang, NSND Hồng Vân và Thu Trang đều có những góc khuất khó giãi bày trong phim điện ảnh Cô dâu hào môn.

Những bậc phụ huynh hết lòng vì con cái trong phim Cô Dâu Hào Môn

Nga Cao

Nga Cao

Những ông bố, bà mẹ trong phim Cô dâu hào môn sẵn sàng làm mọi thứ để khiến con mình hạnh phúc. Kiều Minh Tuấn, Thu Trang, Lê Giang đã khắc họa thành công.

Chất liệu dân gian trong phim Cám: Đột phá đến từ nhân vật thằng Bờm

Nga Cao

Nga Cao

Phim Cám, dị bản kinh dị của Tấm Cám vận dụng thành công những chất liệu dân gian quen thuộc và gần gũi, nhưng cải biên theo hướng mới mẻ, sáng tạo hơn

Trải nghiệm độc lạ mùa Giáng sinh cùng trò chơi ma sói trong Kẻ Ăn Hồn

Lindo

Lindo

Trò chơi quen thuộc ma sói nay đã được mang lên màn ảnh rộng cùng Kẻ Ăn Hồn. Đừng bỏ qua bộ phim hấp dẫn này nếu bạn cũng là một tín đồ của ma sói.

Yếu tố kinh dị trong Kẻ Ăn Hồn: Đáng sợ và đậm chất phương Đông

Nga Cao

Nga Cao

Bộ phim điện ảnh Kẻ Ăn Hồn sử dụng nhiều chất liệu dân gian để nhấn mạnh đến yếu tố kinh dị - tâm linh, khiến khán giả cảm thấy tương đối hài lòng.