x

Đăng nhập

Comming soon...

Phim chiếu rạp

Marvel

Spider-Man: No Way Home khiến sự ra đi của Iron Man trở nên đau đớn

SEIZEDIX 06:00 - 12/01/2022

Đến giờ này thì chắc mọi người đều đã xem xong siêu phẩm Người Nhện Không Còn Nhà hết rồi nhỉ! Thú thực với mọi người, mình đã xem đi xem lại bộ phim đến 3 lần, và rồi mình chợt nghĩ ra rằng cái kết của trilogy tuyệt đỉnh này của Peter Parker nhà MCU càng khiến cho sự ra đi của Iron Man ở End Game trở nên đau buồn đến nhường nào nữa, kể cả khi không có một chi tiết nào nhắc đến ông chú tỷ phú này ở trong phim. Vậy hãy cùng mình tìm hiểu xem người Sắt ảnh hưởng đến Peter Parker đến nhường nào nha.

*Bài viết có chứa spoil nội dung phim Người Nhện Không Còn Nhà.

Theo mình thấy, vai diễn Người Nhện của Tom Holland là phiên bản sát với truyện tranh nhất so với 2 Spider-Man tiền nhiệm, và cái biệt danh “Nhện Nhọ” càng trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết nhất là sau sự ra đi của người thầy Iron Man. Thế nhưng đoạn kết của Người Nhện Không Còn Nhà đã khiến cho mình càng phải buồn hơn về kết thúc của Tony Stark tại vũ trụ MCU. Sau mỗi lần chiến đấu, mình nhận ra là Peter Parker sẽ phải đối diện với một sự mất mát nào đó; nhưng chính những sự kiện ấy lại khiến nhân vật trở nên trưởng thành hơn và giống như một biểu tượng của sự hi vọng và kiên trì vậy.

 >>> Xem thêm: Spider-Man: No Way Home xứng danh phim chiều fan nhất MCU

Trong các loạt phim trước, người “thầy” này thường sẽ là bác Ben; nhưng MCU chỉ nhắc đến rất mờ nhạt về số phận của người bác này trong Spider-Man: Homecoming. Thay vào đó, Iron Man đảm nhận vai trò cố vấn của Peter và mối quan hệ khắng khít của họ cho thấy người còn lại sẽ bị tổn thương đến nhường nào một khi người kia gặp phải khó khăn.

Trong khi Spider-Man: Far From Home đã phác họa một Peter phải học cách đối mặt với nỗi đau sau sự ra đi của Tony, thì Spider-Man: No Way Home cho thấy nhân vật bị đẩy đến cực điểm giới hạn của mình. Bộ phim mang Green Goblin từ Spider-Man của Tobey Maguire trở lại, và hắn ta cũng là kẻ khiến dì May ra đi. Rõ ràng là trước khi nhắm mắt, dì May vẫn cố gắng hướng Peter theo một con đường đúng đắn bằng câu nói quen thuộc biểu tượng “Đi cùng với sức mạnh to lớn là trách nhiệm cao cả”

Dì May là người đã giúp Peter nhận ra rằng cậu ấy sẽ cần phải hy sinh cuộc sống cá nhân của mình để giữ cho những người thân yêu của anh ấy được an toàn, như Ned và MJ đó, ngay cả khi điều đó có nghĩa là anh ấy sẽ phải từ bỏ mọi thứ. Đây là chi tiết tạo nên cái tên của bộ phim, khi Người Nhện bị bỏ lại, không có bạn bè và không có bất kỳ viện trợ nào nữa.

Trước đó, mình vẫn thường nghe mọi người chê bai Spider-Man nhà MCU là “Tony boy”, thế nhưng cái kết của No Way Home đã khiến họ chẳng nói vậy được nữa, đặc biệt là vào cảnh cuối của bộ phim, cậu đã tự may suit để mặc chứ không cần đến công nghệ Stark. Mình cũng nhận ra là trong phần phim này, Peter Parker cũng nghe theo khá nhiều lời khuyên của Tony, chẳng hạn như trong Spider-Man: Homecoming, Tony đã đề cập rằng “chưa quá muộn để nghĩ đến việc học đại học đâu” và mình nghĩ chính câu nói này đã hướng Peter đến MIT. 

Một phần vì muốn theo đuổi ước mơ đại học của mình, phần khác là vì muốn bảo vệ bạn bè và người thân khỏi sự tấn công của công chúng, đặc biệt là sau khi MJ và Ned cũng bị liên lụy từ danh tính của cậu khi bị MIT từ chối, nên Spidey mới đến gặp Doctor Strange chăng? Mình thấy rằng bản thân Tony Stark cũng luôn mong muốn bảo vệ người thân hơn cả chính bản thân chú, vậy nên đây cũng là một điểm tương đồng giữa hai chú cháu nhà này nè.

Chính vì vậy nên giờ Peter phải “làm lại từ đầu” với tình huống éo le là chẳng có ai biết đến danh tính thật của mình. Vốn là một anh hùng được trang bị những tiện ích và bộ đồ xịn tận răng, MCU đã làm nên một cú “quay xe” với Người Nhện của Tom Holland bằng cách buộc cậu phải học được bản chất thực sự của việc trở thành một anh hùng. Đấy nhé, ai mà hay bảo Peter Parker chỉ biết phụ thuộc vào Tony Stark thì giờ nhìn đi nè, người ta mất hết rồi đó!

Nhiều người cũng từng đặt ra câu hỏi rằng nếu không có Tony, liệu Peter có thể trở thành anh hùng không? Và mình thì nghĩ câu hỏi đó cũng đã có đáp án rồi, khi mà kể cả Happy Hogan, tất cả những thiết bị hỗ trợ đều đã biến mất vào vùng đất quên lãng. Vào khoảnh khắc mà Spidey quyết định sử dụng phép thuật để khiến tất cả quên cậu, mình đã mong rằng sẽ có một Tony Stark xuất hiện, nói cho cậu biết nên làm gì, và chỉ dẫn cậu đến một con đường bớt đau thương hơn. 

 >>> Xem thêm: Spider-Man No Way Home: Một cơ hội mở ra với Người Nhện “nhọ” nhất

Thế nhưng ai bảo đây là một kết thúc buồn thì mình chẳng đồng ý tí nào đâu! Mọi người vẫn nói là sau khi Tony đi, thì Peter sẽ lại “núp bóng” dưới một người thầy khác thôi. Thế nhưng thực tế đã chứng minh rằng chẳng có ai trở thành thầy của cậu cả, kể cả Doctor Strange - người vẫn hay được đồn thổi là sẽ trở thành “bảo mẫu mới” đi chăng nữa. Spider-Man: No Way Home có thể đã kết thúc một câu chuyện về Spider-Man với tư cách là một Avenger trong vũ trụ Marvel này, thế nhưng bạn hãy tin mình, rằng Marvel còn bao la hơn thế nhiều, và chắc chắn chúng mình sẽ được chứng kiến một câu chuyện hoàn toàn khác về hành trình của Người Nhện trong tương lai. 

* Bài viết của Seizedix gửi về DienAnh.Net. 

Nếu bạn yêu thích Phim Âu Mỹ, hãy vào DienAnh.net để xem thêm nhiều bài viết hay nha.

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Công tử Bạc Liêu: Hiện tượng sống nửa đầu thế kỉ 20

Phim Công Tử Bạc Liêu của đạo diễn Lý Minh Thắng mượn nhân vật có thật để nói về tinh thần và những khát vọng của người Việt cách đây 100 năm.

Ba người phụ nữ trong Cô dâu hào môn: Mỗi cây mỗi hoa, bà nào cũng khổ

Ba nhân vật của Lê Giang, NSND Hồng Vân và Thu Trang đều có những góc khuất khó giãi bày trong phim điện ảnh Cô dâu hào môn.

Những bậc phụ huynh hết lòng vì con cái trong phim Cô Dâu Hào Môn

Những ông bố, bà mẹ trong phim Cô dâu hào môn sẵn sàng làm mọi thứ để khiến con mình hạnh phúc. Kiều Minh Tuấn, Thu Trang, Lê Giang đã khắc họa thành công.

Chất liệu dân gian trong phim Cám: Đột phá đến từ nhân vật thằng Bờm

Phim Cám, dị bản kinh dị của Tấm Cám vận dụng thành công những chất liệu dân gian quen thuộc và gần gũi, nhưng cải biên theo hướng mới mẻ, sáng tạo hơn

Trải nghiệm độc lạ mùa Giáng sinh cùng trò chơi ma sói trong Kẻ Ăn Hồn

Trò chơi quen thuộc ma sói nay đã được mang lên màn ảnh rộng cùng Kẻ Ăn Hồn. Đừng bỏ qua bộ phim hấp dẫn này nếu bạn cũng là một tín đồ của ma sói.

Yếu tố kinh dị trong Kẻ Ăn Hồn: Đáng sợ và đậm chất phương Đông

Bộ phim điện ảnh Kẻ Ăn Hồn sử dụng nhiều chất liệu dân gian để nhấn mạnh đến yếu tố kinh dị - tâm linh, khiến khán giả cảm thấy tương đối hài lòng.