x

Đăng nhập

Comming soon...

Phim chiếu rạp

Việt

Trịnh Công Sơn và những bộ phim đột ngột rút khỏi rạp, vì sao?

Snow 07:00 - 17/06/2022

Hành trình làm phim và chờ được ngày công chiếu là cả một quá trình dày công của cả một ekip. Thế nhưng cũng không ít phim chỉ vừa lên màn bạc được thời gian ngắn đã ngậm ngùi rút khỏi các cụm rạp. Cùng tôi điểm danh những cái tên dưới đây để tìm hiểu nguyên nhân vì sao nhé!

Trịnh Công Sơn

Có thể nói, phòng vé phim Việt dạo gần đây náo nhiệt vô cùng với sự xuất hiện của 2 tác phẩm kể về cuộc đời của cố Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn do đạo diễn Phan Gia Nhật Linh cầm trịch. Em Và Trịnh (có độ dài 136 phút) kể về chuyện tình day dứt của Trịnh Công Sơn cùng những bóng hồng trong đời ông trong suốt 3 thập kỉ. Còn Trịnh Công Sơn (dài 95 phút) là lát cắt nhỏ để giúp những khán giả không có nhiều am hiểu về nam nhạc sĩ tài hoa có thể mường tượng được con đường ông trở thành tượng đài âm nhạc. 

Việc chiếu hai phim về Trịnh cùng một lúc được NSX cho đây là một màn “chấn động” của giới điện ảnh từ xưa đến nay. Song, chỉ vỏn vẹn 5 ngày công chiếu, bộ phim Trịnh Công Sơn đành ngậm ngùi rút khỏi các cụm rạp. Theo tôi tìm hiểu, NSX cho hay vì khán giả tìm đến rạp chủ yếu ở tác phẩm Em Và Trịnh, điều này đồng nghĩa với việc Trịnh Công Sơn không đạt được doanh thu như kì vọng. 

Dạo một vòng cõi mạng, tôi thấy đa phần khán giả đều ủng hộ quyết định này của NSX. Bởi lẽ, theo những mọt phim đã xem cả hai tác phẩm thì họ đều không đánh giá cao việc tách phim thành 2 bộ như thế này, vì nhìn chung chúng không hề khác nhau về nội dung, thậm chí là trùng lặp.

Vợ Ba

Vợ Ba là tác phẩm của đạo diễn trẻ Nguyễn Phương Anh, tuổi đời còn trẻ nhưng tôi thấy nữ đạo diễn vô cùng “can đảm” vì liều lĩnh thực hiện một bộ phim với nhân vật chính là bé gái đi lấy chồng năm 14, mà còn là vợ lẽ. Thoạt đầu nghe tới đây, tôi vừa tò mò vừa lo, không biết nữ đạo diễn sẽ kể câu chuyện này như thế nào vì nhân vật và độ tuổi cô chọn quá nhạy cảm.

Vợ Ba kể về cô bé Mây, được gả làm vợ lẽ cho một phú hộ năm 14 vào thế kỷ 19. Y như rằng, vừa ra rạp bộ phim đã thổi bùng một tranh cãi, phần đông khán giả không thể chấp nhận được việc để một cô bé tự mình đóng một loạt cảnh thân mật như thế. Mặc dù gia đình bé Nguyễn Phương Trà My (người thủ vai chính) đã lên tiếng xác nhận việc này đã được gia đình và NSX bàn bạc kĩ lưỡng thế nhưng nó cũng không giúp Vợ Ba trụ lại rạp sau 4 ngày công chiếu. 

Tôi nghe nói tại nước ngoài bộ phim nhận được nhiều lời khen ngợi khi công chiếu trên khắp 30 quốc gia. Song, trên chính quê hương mình bộ phim lại bị chỉ trích không dứt. Tôi tiếc cho tài năng Nguyễn Phương Anh nhưng cũng cảm thông cho khán giả Việt vì câu chuyện chính của bộ phim thật sự là một đề tài nhạy cảm, đặc biệt là trong mắt những phụ huynh có con trạc tuổi nhân vật Mây. 

Kiều

Kiều là bộ phim điện ảnh đầu tay của Mai Thu Huyền, quy tụ dàn diễn viên triển vọng như: NSND Lê Khanh, Cao Thái Hà, Trịnh Mỹ Duyên, Lê Anh Huy. Bạo dạn tái hiện cuộc đời Kiều, một nhân vật kinh điển của đại thi hào Nguyễn Du, phim đã đem về những thất vọng ê chề cho NSX. 

Tôi nhớ khi đó, Kiều chỉ được công chiếu được 3 tuần thì phải rút khỏi rạp vì thua lỗ quá nặng. Còn về chất lượng phim, tôi thấy đâu đâu khán giả cũng bày tỏ sự thất vọng vì nội dung phim nhàm chán, sáo rỗng và đầy ắp sạn lớn sạn nhỏ. 

Tôi cũng lấy làm tiếc cho Mai Thu Huyền khi nghe nói cô đã đầu tư rất nhiều cho đứa con tinh thần của mình với chi phí hơn 30 tỷ đồng. Việc đầu tư bối cảnh thật, trang phục công phu cũng không cứu vãn được nội dung phim hời hợt. Nghe đâu 3 tuần công chiếu mà bộ phim chỉ thu về 2,6 tỷ đồng thôi đó! Sau khi rút, NSX đành đưa tác phẩm chục tỷ chiếu mạng để bù lỗ.

 >>> Xem thêm: Nhã Phương và dàn mỹ nhân Việt có hành trình "vượt cạn" đầy khó khăn

Cậu Vàng

Cậu Vàng dựa trên tác phẩm Lão Hạc nổi tiếng của nhà văn Nam Cao tiếp tục là một bộ phim phải rút khỏi rạp vì doanh thu quá thấp, không đủ chi phí vận hành. Với tổng kinh phí sản xuất hơn 20 tỷ đồng nhưng chỉ chiếu được vỏn vẹn 1 tuần và doanh thu thì thật ảm đạm, chỉ có 2 tỷ.

Trong ấn tượng của tôi, Cậu Vàng là một bộ phim đen đủi khi ngay từ khi chọn diễn viên đã vấp phải nhiều ý kiến trái chiều. Cụ thể, việc chọn giống chó Shiba của Nhật thay cho chó cỏ Việt Nam là một “nước đi” khiến nhà sản xuất nhận vô vàn lời chỉ trích. Chưa hết, ekip phim còn nhấn nút tự hủy khi admin fanpage cùng một loạt diễn viên “cãi tay đôi”, dùng lời lẽ không hay để tranh luận với khán giả. 

Võ Sinh Đại Chiến

Hạng mục bộ phim đen đủi nhất theo tôi là thuộc về Võ Sinh Đại Chiến. Được công chiếu cùng lúc với Cậu Vàng cùng một loạt tác phẩm ăn khách như Chị Mười Ba: Ba Ngày Sinh Tử, Monsters Hunter (phim Mỹ) Võ Sinh Đại Chiến đã bị “đá bay” sau 1 tuần công chiếu.

Theo tôi nghe ngóng được thì NSX của Võ Sinh Đại Chiến chỉ thu về 1,2 tỷ đồng sau những suất chiếu lát đát tại các cụm rạp. NSX của bộ phim đã lên tiếng thẳng thắn, cho rằng “đứa con” của mình lúc bấy giờ bị chèn ép, không có cơ hội được tiếp cận với khán giả. 

Điều này được bắt nguồn từ việc ý tưởng quảng bá mà bộ phim muốn mang đến là văn hóa võ thuật Việt Nam, trong khi đó nhà phát hành lại muốn truyền tải thông điệp tình yêu học đường. Song, nhiều khán giả trung lập cũng cho rằng việc phim được xếp ở khung giờ nào, nhiều hay ít còn phụ thuộc vào thị hiếu của khán giả lúc đó. Cá nhân tôi thì tôi cũng thấy tiếc cho NSX, bởi nhìn đứa con tinh thần “ra đi tức tưởi” trong vòng 1 tuần ai mà không buồn cơ chứ!

 >>> Xem thêm: So kè thời trang của Midu và các "cô giáo" xinh đẹp nhất Vbiz

Theo tôi thấy đa phần các bộ phim bị rút khỏi rạp đều vì doanh thu thấp, không thể duy trì nổi chi phí vận hành. Riêng Trịnh Công Sơn sẽ rút khỏi hệ thống rạp vào ngày 17/6, nếu quan tâm bạn hãy nhanh chân đến rạp để kịp thưởng thức nhé!

* Bài viết của Snow chia sẻ tại box DAN FC

Nếu bạn quan tâm Em Và Trịnh và thích hóng hớt tin tức Vbiz , mời bạn bấm vào đây để đăng bài trao đổi bàn luận cùng mọi người.

Bạn cần tìm thông tin dữ liệu và đọc review về phim Em Và Trịnh? Hãy truy cập vào DAN Wiki để có tất tần tật những nội dung bạn cần đấy: bấm vào đây

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Công tử Bạc Liêu: Hiện tượng sống nửa đầu thế kỉ 20

Nga Cao

Nga Cao

Phim Công Tử Bạc Liêu của đạo diễn Lý Minh Thắng mượn nhân vật có thật để nói về tinh thần và những khát vọng của người Việt cách đây 100 năm.

Ba người phụ nữ trong Cô dâu hào môn: Mỗi cây mỗi hoa, bà nào cũng khổ

Nga Cao

Nga Cao

Ba nhân vật của Lê Giang, NSND Hồng Vân và Thu Trang đều có những góc khuất khó giãi bày trong phim điện ảnh Cô dâu hào môn.

Những bậc phụ huynh hết lòng vì con cái trong phim Cô Dâu Hào Môn

Nga Cao

Nga Cao

Những ông bố, bà mẹ trong phim Cô dâu hào môn sẵn sàng làm mọi thứ để khiến con mình hạnh phúc. Kiều Minh Tuấn, Thu Trang, Lê Giang đã khắc họa thành công.

Chất liệu dân gian trong phim Cám: Đột phá đến từ nhân vật thằng Bờm

Nga Cao

Nga Cao

Phim Cám, dị bản kinh dị của Tấm Cám vận dụng thành công những chất liệu dân gian quen thuộc và gần gũi, nhưng cải biên theo hướng mới mẻ, sáng tạo hơn

Trải nghiệm độc lạ mùa Giáng sinh cùng trò chơi ma sói trong Kẻ Ăn Hồn

Lindo

Lindo

Trò chơi quen thuộc ma sói nay đã được mang lên màn ảnh rộng cùng Kẻ Ăn Hồn. Đừng bỏ qua bộ phim hấp dẫn này nếu bạn cũng là một tín đồ của ma sói.

Yếu tố kinh dị trong Kẻ Ăn Hồn: Đáng sợ và đậm chất phương Đông

Nga Cao

Nga Cao

Bộ phim điện ảnh Kẻ Ăn Hồn sử dụng nhiều chất liệu dân gian để nhấn mạnh đến yếu tố kinh dị - tâm linh, khiến khán giả cảm thấy tương đối hài lòng.